Tiền đồ sáng cho BĐS ven sông Vinh

Sông Vinh  mang ý nghĩa lịch sử, văn hóa, chính trị, kinh tế to lớn và là một tuyệt phẩm mà thiên nhiên ban tặng để điểm tô thêm cảnh sắc tươi đẹp cho Thành Vinh. Nếu được khơi dậy tiềm năng, khai thác lợi thế đây sẽ là một điểm nhấn cảnh quan và là địa điểm du lịch hấp dẫn.

Sông Vinh trên bản đồ vệ tinh

Sông Vinh điểm nhấn cảnh quan của thành phố

Sông Vinh có có tên gọi khác là gọi là Cồn Mộc, Cửa Tiền (vì chảy qua trước mặt Cửa Tiền thành Nghệ An). Sông có chiều dài 8 km bắt nguồn từ Cầu Đước –Hưng Nguyên rồi vòng phía sau chợ Vinh, chạy men theo đường ven sông Lam, qua các phường xã thành phố Vinh là Hưng Thịnh, Vinh Tân, Trung Đô, đổ nước ra sông Lam ở ngã ba Yên Lạc, cách cầu Bến Thủy 2km. Sông đã trải qua nghìn năm gắn bó với biết bao dấu ấn, sự kiện lịch sử, văn hóa và sự hình thành phát triển của đô thị Vinh.

Đây là nguồn nước cung cấp cho hệ thống kênh hào bảo vệ quanh thành.Với hệ thống kênh này, một vùng trên bến dưới thuyền đã làm cho chợ Vinh bên Sông Vinh trở thành trung tâm buôn bán, thương mại, tạo nền tảng cho một Thành phố Vinh sầm uất hôm nay. Bởi thế ngoài ý nghĩa lịch sử sông Vinh còn có tiềm năng  kinh tế to lớn.

Sông Vinh vừa cung cấp nước thủy lợi phục vụ nông nghiệp vừa là nguồn cấp nước sinh hoạt cho ngươi dân thành phố.  Đặc biệt đây là con sông duy nhất chảy trong nội thành đô thị, tạo điểm nhấn cảnh quan cho đô thị phồn hoa này. Nó như một dải lụa xanh mướt mềm mại uốn lượn bên những tòa nhà cao tầng, những di tích lịch sử, âm thầm tô điểm mỹ quan, góp phần điều hòa không khí.

Trong hoài niệm của nhiều người đã từng có một dòng sông Vinh trong xanh ghi đậm dấu ấn tuổi thơ với những buổi chiều trần truồng ngụp lặn chơi đùa dưới dòng nước. Thửa ấy Sông Vinh vừa thơ mộng vừa nhộn nhịp trên bến dưới thuyền.

Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của thành phố Vinh, các nhà máy khu công nghiệp mọc lên, chợ và dân cư cũng đông đúc hơn do vậy sông Vinh đang đứng trước nguy cơ ô nhiễm. Trước đây lòng sông rộng 28 m nay thu hẹp lại còn 4-5 m thậm chí có chỗ 3m.  Hai bên bờ sông rác thải ngập tràn, nước sông đổi màu, cá chết đồng loạt.

Sông vinh là một cảnh quan độc đáo của thành phố

Cải tạo sông Vinh, khơi dậy tiềm năng là yêu cầu bức thiết

Ở các nước trên thế giới, những đô thị có dòng sông chảy trong thành phố được hết sức chú trọng gìn giữ để tạo thành những cảnh quan đẹp . Ở nước ta TP Huế có Sông Hương, Đà Nẵng có sông Hàn… cũng được khai thác hiệu quả đã trở thành biểu tượng của du lịch.

Vậy Vinh với lợi thế của dòng sông chảy trong thành phố, với những di tích lịch sử, văn hóa và cảnh quan hai bên bờ sông, chúng ta hoàn toàn có thể nghĩ tới các tour du lịch đường sông bằng du thuyền, thưởng ngoạn cảnh quan hai bên bờ sông hay khám phá các làng nghề, địa chỉ văn hóa .

Sông Vinh chính là mạch nguồn kết nối giữa nơi phồn hoa, đô thị với các địa điểm mang ý nghĩa lịch sử, tâm linh  của thành phố. Sông chảy qua thành cổ nối đền thờ Hoàng Mười linh thiêng và đi qua Trung Đô –  địa danh nổi tiếng của Thành Phố Vinh gồm có Thành Phượng Hoàng Trung Đô, đền thờ vua Quang Trung trên núi Dũng Quyết.

Bởi vậy đầu tư làm đẹp cho Sông Vinh là yêu cầu tất yếu để hình thành một tuyến du lịch sinh thái, lịch sử trong lòng đô thị Vinh. Phố đêm đường Cao Thắng đi vào hoạt động, nếu sông Vinh được cải tạo sẽ là điểm nhấn khác biệt tạo thành một tour du lịch giúp du khách khám khá những nét đặc sắc của thành Vinh dễ dàng. Khách du lịch có thể  bước xuống thuyền thư thả ngắm cảnh và tham quan .

Không đong đầy phù sa như sông Hồng và sông Cửu Long, không đằm thắm, dịu dàng như sông Hương, không rộn ràng như như Sông Hàn nhưng Sông Vinh lại năng động, khỏe khoắn, nhè nhẹ chảy ngang giữa lòng thành phố, như một dải lụa vắt nhẹ trên bờ vai nghiêng nghiêng của người thiếu nữ xuân xanh.

Sông Vinh cần được cải tạo để xừng tầm ý nghĩa

Hiện nay, không ít kiến trúc sư, khách du lịch và người dân thành phố cảm thấy nuối tiếc tiềm năng Sông Vinh chưa được khai thác đúng tầm của nó.

Không chỉ có ý nghĩa về cảnh quan, du lịch, khi được cải tạo Sông Vinh sẽ mang lại nhiều lợi ích như cấp nước tưới sản xuất nông nghiệp, cung cấp nước sinh hoạt, sản xuất công nghiệp; phát triển đô thị, dịch vụ; bảo đảm tiêu thoát nước, phòng, chống lũ cho lưu vực. Đặc biệt hơn nó sẽ giúp điều hòa không khí đem lại sự trong lành cho không gian sống đô thị.  Hiện nay ven sông Vinh mọc lên một số dự án bất động sản như khu đô thị Long Châu… và khi dòng sông được hồi sinh đây sẽ là chốn an cư lý tưởng cho cư dân và là khu vực phát triển sôi động của thành phố

Kênh Nhiêu Lộc -Thị Nghè Sài Gòn một thời nước đen hôi thối, đầy rác tồn. Vậy mà với những chính sách đúng đắn, nay kênh chết đã hồi sinh, nó trở thành nơi tổ chức hoạt động vui chơi và là địa điểm đẹp mà ai đến Sài Gòn cũng muốn ngắm. Bởi thế chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng với những định hướng đúng đắn Sông Vinh cũng sẽ được hồi sinh để trở thành một trọng những điểm nhấn đáng nhớ của thành Vinh

Cải tạo sông Vinh để cứu lấy cảnh quan có 1 không 2 của thành phố là yêu cầu bức thiết. Hoạt động này cần được tiến hành sớm tránh tình trạng ô nhiềm nặng nề như sông Tô Lịch (Hà Nội) khiến công tác cải tạo càng thêm tốn kém và khó khăn hơn. Dẫu biết rằng đây là một bài toán khó những để hướng tới 1 thành phố xanh, một đô thị hiện đại thì  đây là điều bắt buộc phải tiến hành và tin chắc nếu có quyết tâm chúng ta sẽ làm “sống” lại dòng sông Vinh thơ mộng một thời.

Đã có dự án để “cứu sống” dòng sông

Liên quan đến việc cải tạo sông, TP Vinh cũng đã triển khai nhiều chương trình biện pháp. Hướng cải thiện môi trường, tạo cảnh quan, không gian đô thị… đã được thể hiện tại Dự án “Phát triển đô thị bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu thành phố Vinh và tỉnh Nghệ An”.

Dự án đã định hình các hạng mục cải tạo bao gồm: Nạo vét lòng sông và xây dựng bờ kè dọc theo sông; nâng cấp và cải tạo đường quản lý dọc theo 2 bờ sông; xây dựng đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật bao gồm hệ thống thoát nước, hệ thống chiếu sáng và các hệ thống hạ tầng khác; xây dựng cảnh quan, cây xanh đường dạo dọc hai bên bờ sông… Tổng vốn đầu tư cải tạo nâng cấp sông Vinh dự kiến là hơn 37 triệu USD từ nguồn vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Thế giới.

Những khu đô thị ven sông mọc lên ngày càng nhiều

Tiền đồ sáng cho bất động sản ven sông Cửa Tiền

Theo ghi nhận chung để sở hữu một căn nhà nhìn ra sông hay gần sông, người mua phải chi thêm khoảng 15-30% giá tiền so với các khu vực lân cận. Yếu tố view sông làm giá trị BĐS tăng thêm 10-20%, kích thích các chủ đầu tư chen chân làm dự án.

Không phải ngẫu nhiên mà các thành phố lớn trên thế giới đều nằm dọc hai bên bờ một con sông. Giá BĐS ven sông tại các thành phố lớn trên thế giới thường cao hơn từ 10-50% so với khu xa sông. Cụ thể là 50% tại London, Paris, 20% tại Thượng Hải và Sydney, 15% tại Hong Kong và 10-13% tại Moscow. Tại Việt Nam  cũng không ngoại lệ.

Ở TP Vinh hiện nay, không có nhiều dự án có view sông được chào bán, trong khi giá các dự án BĐS gần sông giá còn khá mềm so với mặt bằng giá các khu vực khác. Tiêu biểu như cạnh sông Vinh có khu đô thị du lịch sinh thái Long Châu bao gồm 157 lô đất diện tích từ 103- 160 m2 nền cùng chung cư Long Châu Tower. Hiện nay, đất nền Long Châu đang được bán với giá từ 24 triệu/m2,  trong khi đó giá bán chung cư cũng chỉ từ 11,5 triệu/m2 (bàn giao full nội thât). Đây là mức giá bán rất hợp lý đối với một dự án ven sông.

Tương lai khi sông Vinh được cải tạo, cùng hàng loạt dự án nâng cấp hạ tầng được khởi công bất động sản ven sông Vinh được dự đoán là sẽ tăng theo cấp số nhân. Rất nhiều nhà đầu tư thông thái đã nhìn ra có hội và đón đầu sóng đầu tư tại các dự án ven sông Vinh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

0911.088.888